Để tránh vắt cắn và xử lý kịp thời vết thương, sau đây là một chút kinh nghiệm đối
phó, phòng ngừa và xử lý trước khi lên đường.
Những ngày đầu tháng 10, “KIDUCO và những người bạn” có một chuyến trekking xuyên vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước). Trời mưa rả rich suốt chuyến đi và quả thực chúng tôi vô tình trở thành con môi lý tưởng cho vắt. Vắt ở khắp nơi, vắt bò lổm ngổm nơi rừng mưa ẩm ướt, vắt đu bám trên quần áo, vắt bò vào tận bên trong, vắt xuyên qua tất cả.
1. Vắt
- Vắt là loài côn trùng ký sinh có hình dạng giống đĩa,
màu nâu, chiều dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách “co
đi, co lại” với 33 đốt sống. Vắt chịu lạnh kém, thích hợp với rừng mưa nhiệt đới
ẩm ướt có nhiệt độ 25-28ºC.
Vắt là loài côn trùng ký sinh màu nâu, có giác bám ở đầu và đuôi.
- Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu hirudin vào cơ thể con mồi và có thể
hút một lượng máu lớn gấp 8-10 lần trọng lượng cơ thể. Trung bình phải mất đến 20-60
phút vắt mới hút no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của
giác bám lên tới trung bình 150~250gr, làm chúng ta khó mà vẩy nó ra khỏi tay.
- Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa,
vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con
mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn trên cơ thể người như
phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ… để hút máu. Vắt có khả năng đu bám trên
giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người,
thậm chí vắt có thể búng thân mình đi xa vài mét, vì vậy không lạ khi tự nhiên chợt
thấy vắt bám trên cổ.
- Khi bám vào da vắt chưa cắn và hút máu ngay. Phải mất khoảng 1 phút chúng mới cắn
được và khoảng 2-3 phút sau mới bắt đầu hút được máu. Đa số trường hợp khi vắt bắt
đầu cắn ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó khi chúng tiết ra chất hirudin chống đông máu
thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Bạn có bắt được vắt ra thì máu
sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15 phút nữa.
2. Phòng và chống vắt khi đi rừng
- Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh,
thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET (N,N Diethyl Tolumaide) vv…
Ngoài thuốc ra, ta có biện pháp che kín thân thể bằng tất, trùm ngoài ống quần.
Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong
nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 20-50%
là ổn nhất. Có loại mạnh hơn, chứa đến 80% DEET thì chống vắt tốt, nhưng có thể
làm hỏng đồ nhựa, cao su.
Bôi thuốc DEP chứa hoạt chất chống vắt khi đi rừng.
- Quả thực là vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’. Do đó
để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
» Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm
chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách.
» Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần,
vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
» Cho ống quần vào trong tất cổ cao. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng,
ít thấm, mau khô thì tốt hơn. Nên chọn áo len mỏng dài tay mặc ngoài, vải len làm
những con vắt khó di chuyển vì sợi len làm khô chất nhớt đu bám, làm vắt tự rớt
xuống.
» Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần áo để búng đi. Đó là những con nguy
hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
» Khi phát hiện bị vắt cắn, thường có cảm giác nhói ngứa, lúc này hãy giật con vắt
ra ngay lập tức, máu sẽ chưa chảy nhiều.
» Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Không đứng, ngồi lâu tại khu
vực nhiều vắt. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi. Xua đuổi vắt khỏi một khu
vực bằng cách quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông
khói.