Khi đi phượt, xe máy luôn là phương tiện linh hoạt và được sử dụng phổ biến nhất.
Để đảm bảo an toàn cũng như có chuyến đi lý thú, hãy cố gắng đi có nguyên tắc.
Khi đi phượt, xe máy luôn là phương tiện linh hoạt và được sử dụng phổ biến nhất. Để đảm bảo an toàn cũng như có chuyến đi lý thú, hãy cố gắng đi có nguyên tắc. Cảm ơn chiến hữu Danh Nguyễn đã tặng KIDUCO cuốn cẩm nang du lịch: "Hành Trình Cao Nguyên Đá Đồng Văn", dưới đây là một số kinh nghiệm đã được tác giả cuốn sách Hachi8 & Hạnh My tổng hợp lại, mình chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo cho những chuyến đi sắp tới.
1. Chốt và dẫn đoàn
Phải phân định rõ người chốt đoàn và dẫn đoàn
- Dẫn đoàn là xe đi đầu, dẫn đường và điều phối tốc độ
của đoàn cũng như quyết định và tính toán thời điểm cả đoàn nên dừng lại để nghỉ
ngơi, đổ xăng, thay đổi trang phục bảo hộ khi cần thiết hay các công việc chung
khác. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc dừng, nghỉ, căn tầm xăng, chọn chỗ
rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý chướng ngại vật, biển báo, hạn chế tốc
độ khi vào khu dân cư.
- Chốt đoàn là xe đi cuối cùng, nhằm đảm bảo khoảng cách
giữa các xe đồng đều và không ai bị rớt lại. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt
lại sau (đồng thời báo cho dẫn đoàn) và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp
đoàn. Chốt đoàn luôn mang theo đồ nghề sửa xe, dụng cụ y tế cũng như có khả năng
xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu. Ưu tiên chốt đoàn
có người ngồi sau (ôm) để tiện đường liên lạc và xử lý sự cố.
- Dẫn đoàn và chốt đoàn là những người phải thông thạo
đường xá, nắm rõ lịch trình cũng như nghiên cứu kĩ về các vùng đoàn sẽ qua. Tuy
thế, những thành viên khác trong đoàn cũng nên nắm rõ tất cả điều này, tránh việc
ỷ lại vào dẫn và chốt. Trong mỗi chặng có thể thay đổi vị trí cho nhau, vừa đỡ mệt
lại giúp mọi người hiểu nhau hơn.
Khi đi phượt, xe máy luôn là phương tiện linh hoạt và được sử dụng phổ biến nhất.
2. Nguyên tắc đi theo đoàn
- Không vượt xe dẫn đầu. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng (như đang đà
leo, xuống dốc) thì sau đó phải giảm tốc độ chờ dẫn đoàn vượt lên rồi mới trở lại
vận tốc ban đầu.
- Không tự ý tách đoàn, nếu có sự cố hoặc phát sinh vấn đề cần báo với chốt đoàn
để điều phối.
- Mỗi xe phải biết mình đang ở vị trí nào trong đoàn, tự nắm được số lượng xe trước
và sau mình. Nếu thấy đứt đoạn xe trước hoặc sau cần báo với dẫn đoàn để xử lý.
- Đợi nhau ở mỗi ngã ba, ngã tư nếu chuyển hướng. Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng
lại thấy xe sau rồi mới đi, cứ thế luân phiên xe sau chờ xe sau nữa tới mới đi.
- Mặc định đi thẳng nếu qua ngã ba ngã tư không thấy xe dẫn đầu đứng chờ.
- Dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau mỗi khi dừng đổ. Không dừng trước xe
dẫn đầu, không dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thong và có thể gây nguy
hiểm. Bật tín hiệu xi nhan để cảnh báo các phương tiện khác trên đường.
- Người ngồi sau (ôm) phải nắm số điện thoại của nhau và từng xe để liên lạc. Các
xế nên hạn chế tối đa việc nghe điện thoại, dễ gây mất tập trung khi điều khiển
xe.
- Nên dán băng phản quang tại đuôi xe và trên mũ bảo hiểm hoặc mặc áo phản quang
để dễ nhận ra nhau, đặc biệt là khi di chuyển ban đêm.
3. Lái xe an toàn, tuân thủ luật giao thông đường bộ
- Chú ý biển báo, tuân thủ luật giao thông đường bộ.
- Tốc độ các xe giữ đều nhau, hạn chế tốc độ tối đa đặc biệt với khu dân cư và đường
đèo dốc:
» Dưới 40km khi đi qua khu dân cư (có biển báo đô thị) và đèo dốc
» Dưới 60km trên quốc lộ
» Dưới 40km khi đi qua khu dân cư (có biển báo đô thị) và đèo dốc
» Dưới 60km trên quốc lộ
- Các xe chạy so le nhau (như trên 2 đường thẳng song song) để đảm bảo an toàn,
tránh va chạm liên hoàn
- Khoảng cách giữa các xe (đối với chạy so le):
» Ở quốc lộ hay cao tốc, khoảng cách giữa các xe chừng 20-50m
» Đường qua thành phố chừng 10-20m
» Ở quốc lộ hay cao tốc, khoảng cách giữa các xe chừng 20-50m
» Đường qua thành phố chừng 10-20m
- Điều khiển xe đi đúng làn đường cho phép. Chỉ lấn làn tại những đoạn có kẻ sơn
đường đứt đoạn và không có phương tiện đi ngược chiều.
- Bật đèn chiếu sáng khi trời tối, sương mù và tốt nhất giữ sáng liên tục khi đi
đường đèo dốc.
Hiệu lệnh bằng tay khi đi xe máy theo đoàn - Nguồn tham khảo: taidat.vn
4. Kỹ năng đi đường đèo dốc
- Điều phối số nhịp nhàng. Về số và lấy đà với đoạn lên dốc. Lên dốc cần đều ga
và dứt khoát, tránh dừng hãm xe giữa đường dốc.
- Nguyên tắc lên số nào xuống số đó
- Không được cắt côn để xe trôi tự do khi xuống dốc. Nên kết hợp giảm tốc bằng số
thay vì chỉ dùng phanh (sẽ dễ gây bó phanh, trượt bánh, hoặc đứt phanh giữa chừng
thì sẽ rất nguy hiểm).
- Tránh phanh gấp, đột ngột. Không giữ phanh liên tục khi xuống dốc mà nhấp nhả
để hãm, kìm tốc độ nhưng không làm nóng và hỏng má phanh.
- Không nên để xe lấn trái và hạn chế tối đa việc vượt xe cùng chiều khi leo/đổ
đèo.
- Tuyệt đối giữ khoảng cách giữa các xe để tránh va chạm liên hoàn, nhất là khi
xuống dốc.
- Có thể tuần tự từng xe lên và xuống với những đoạn dốc nguy hiểm, vừa có thể hỗ
trợ nhau lại tránh tai nạn liên hoàn
- Khi lên dốc, chú ý tình trạng hoạt động của xe để tránh xe bị tụt hơi, bó máy
do quá nóng… Nên dừng lại cho xe nghỉ sau mỗi chặng lên dốc liên tục để chờ nguội
máy. Tuyệt đối không phun nước vào máy vì sẽ làm giảm tuổi thọ của vật liệu chế
tạo máy.
5. Kỹ năng vượt xe
- Chỉ vượt xe khi có tầm quan sát rộng. Khi vượt phải dứt khoát, vượt xong phải
cho xe sớm trở lại phần đường của mình.
- Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, không thấy được làn
xe ngược chiều có gì. Hạn chế vượt khi leo hoặc đổ đèo vì khi đó xác suất tai nạn
là rất cao.
- Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy
- Bật xi nhan trái, nháy còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái
của ô tô
- Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt (đó là khi đi chậm lại,
nép vào làn đường trong).
- Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những
loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Khi đó
chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe tải đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu
loại xe này phóng nhanh thì chấp nhận đi đằng sau.
- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay
vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần, phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh.
6. Lưu ý trước khi lên đường
- Tóm tắt quãng đường di chuyển, lịch trình và điểm, chặng
dừng nghỉ dự kiến.
- Quyết định phương thức di chuyển, cách xử lý khi sự
cố, bị trách rời (dừng lại hay đuổi theo).
- Phổ biến cách ra hiệu, mô tả cách vượt, chuyển làn,…
- Thống nhất cách thức liên lạc và tần số bộ đàm nếu có.
- Sắp xếp vị trí, nhiệm vụ các xe, phân định rõ xe dẫn
đoàn và chốt đoàn
- Kiểm tra máy móc và các thiết bị bảo hiểm cũng như đồ
đạc mang theo.