Đi phượt không bao giờ dễ dàng. Đi phượt là để khám phá những vùng đất mới, và cũng
là để khám phá chính mình.
Đi phượt không bao giờ dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với đủ loại tình huống: đường xấu, thời tiết bất lợi, xe hỏng, lạc đường, kiệt sức,... Đây là những điều khó khăn nhưng cũng chính là một sự hấp dẫn khó cưỡng của cảm giác phiêu lưu. Nó thử thách những giới hạn của bạn mà trong hoàn cảnh bình thường bạn chẳng bao giờ biết đến. Vậy nên, đi phượt là để khám phá những vùng đất mới, và cũng là để khám phá chính mình.
Nguồn tham khảo: Hành Trình Cao Nguyên Đá
Tác giả: Hachi8 & Hạnh My
Tác giả: Hachi8 & Hạnh My
1. Tìm hiểu kỹ về vùng đất sắp tới
- Tìm hiểu kỹ về các địa danh, phong tục tập quán và cả những món ăn truyền thống.
Từ đó cũng giúp xác định rõ hơn những điểm đến dựa vào mục đích cũng như điều kiện
của mỗi người. Việc ghi nhớ, nắm vững tên các địa danh, tuyến đường là rất quan
trọng.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng bản đồ, điện thoại thông minh có chức năng định vị.
Đánh dấu và ghi chú cụ thể những điểm đến đặc biệt. Cập nhật tình hình giao thông
cũng như thời tiết tại điểm đến. Có thể in thông tin thành nhiều bản, tận dụng giờ
nghỉ tối để tìm hiểu thêm trong quá trình đi.
- Trong quá trình đi, đừng ngại hỏi thêm thông tin từ người dân địa phương. Thái
độ lịch sự, thân thiện và lễ phép sẽ khiến bạn nhận được nhiều sự trợ giúp.
Tìm hiểu kỹ về vùng đất sắp tới, ghi chú cụ thể những điểm đến đặc biệt.
2. Lên lịch trình cụ thể chi tiết
Lên lịch trình hợp lý là điều kiện tiên quyết để một chuyến du lịch bụi diễn ra trọn vẹn
- Chọn hình thức di chuyển, phân bổ thời gian đi và thăm nghỉ tùy thuộc vào điều
kiện của bạn cũng như thực tế điểm đến bạn chọn.
- Nên kết hợp nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay, tàu hỏa, xe khách, xe
máy,… để có thể tiết kiệm thời gian, sức lực và quan trọng là trải nghiệm được nhiều
hơn tại vùng đất bạn muốn tới.
- Thông thường một hành trình xe máy, mỗi ngày chỉ nên đi dưới 200km và dành thời
gian thăm thú, nghỉ ngơi. Chuyến đi ngắn là từ 1 đến 2 ngày cuối tuần, trung bình
là 3 đến 5 ngày, nhiều hơn nữa thì đó sẽ là một hành trình dài.
- Tính toán những điểm đến thuận tiện theo trình tự, cố gắng đi và về thành một
vòng khép kín, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí.
3. Tìm bạn đồng hành, nhóm du lịch cùng sở thích
- Đi theo nhóm bạn sẽ có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, có thêm không khí vui vẻ
và san sẻ các chi phí đi kèm. Nhất là với những hành trình gian khó như leo núi,
đạp xe, offroad,…
- Số lượng thành viên trong nhóm không nên quá đông và phải hiểu nhau, tương đồng
thể lực cũng như sở thích. Thông thường một nhóm đi xe máy với số lượng dưới 7 xe,
14 người là hợp lý. Thứ nhất, để các thành viên trong đoàn dễ dàng làm quen với
nhau, thứ hai dễ quan tâm nhau và thứ ba để tìm chỗ ăn, ngủ nghỉ thuận tiện.
- Các thành viên trong nhóm phải gặp gỡ, thống nhất với nhau trước hành trình. Đặc
biệt là mỗi thành viên phải nắm rõ, hiểu kỹ lịch trình và không phó mặc hoàn toàn
trách nhiệm cho người dẫn đoàn.
4. Địa điểm ăn nghỉ, phương tiện di chuyển
- Đặt vé xe, vé phòng trước mỗi chuyến đi và xác nhận lại trước ngày khởi hành.
Đặc biệt là với những nhóm đi đông và vào dịp nghỉ lễ.
- Liên hệ, dẫn đường, người khuân vác phụ đồ và xin giấy phép trước nếu đi vào vùng
biên giới hoặc leo núi cao.
- Tìm hiểu điểm nghỉ, quán ăn trước và đừng ngần ngại hỏi giá trước mỗi khi sử dụng
dịch vụ.
5. Chuẩn bị tư trang đầy đủ
Chuẩn bị vừa đủ, tránh phát sinh nhưng cũng không nên mang vác quá nhiều.
Những đồ dùng cần thiết như:
» Giấy tờ tùy thân: giấy tờ xe, bằng lái, ví tiền,… là những thứ không thể thiếu
» Đồ dùng cá nhân: quần áo, khăn, tất, áo mưa, kính,…
» Đồ điện tử: máy ảnh, điện thoại, pin và sạc, máy tính (nếu cần),…
» Đồ dùng khác: túi cứu thương, đồ sinh tồn (dao, bật lửa, đèn pin…)
» Bảo dưỡng kỹ xe máy trước khi đi, chuẩn bị dây buộc đồ, đồ sửa xe, mũ bảo hiểm,
bảo hộ,…
» Mang đồ sửa xe, thay săm lốp cơ bản vì không phải tuyến đường nào cũng gần khu
dân cư. Cũng như vậy, mang đồ cứu thương và các loại thuốc cơ bản phòng các trường
hợp xấu.
6. Sắp xếp thời gian, chuẩn bị thể lực và tinh thần
- Sắp xếp thời gian, xử lý công việc xã hội cũng như gia đình để chuẩn bị tinh thần
tốt nhất cho một chuyến đi dài ngày.
- Chuẩn bị sức khỏe và các kỹ năng cần thiết để có thể được trải nghiệm nhiều hơn.
7. Quá trình di chuyển
- Đi xe máy đường trường cần tuân thủ đúng quy định tốc độ: dưới 40km/h trong đô
thị và 60km/h nếu ngoài khu dân cư. Không phóng nhanh vượt ẩu và đặc biệt là có
quy tắc chung nếu đi theo nhóm. Phải phân định rõ chốt đoàn và dẫn đoàn, cũng như
việc hỗ trợ nhau trong quá trình di chuyển.
- Chú ý săm lốp và tính toán đổ xăng hợp lý nhất là khi đi vào vùng thưa thớt dân
cư. Trung bình mỗi bình xăng đầy đi quốc lộ thì được 100km còn đường đèo núi thì
rút ngắn hơn.
- Tính toán thời gian hợp lý, tránh chạy xe đêm. Khi xảy ra sự cố cần bình tĩnh
xử lý, nhờ sự giúp đỡ của dân địa phương nếu có thể.
Nhờ sự giúp đỡ của dân địa phương nếu có thể.